Kỹ thuật trồng rừng chống xói lở bảo vệ đê biển

Rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa về môi trường, kinh tế xã hội và phòng chống thiên tai như hạn chế xói lở, tăng bồi tụ đất ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, ngăn cản các chất thải rắn trôi ra biển, bảo vệ đê điều, đồng ruộng, nơi sống của người dân ven biển. Tuy nhiên, do việc mở rộng nuôi trồng thủy sản cùng tác động của sóng biển, nguy cơ mất dần rừng phòng hộ ven biển là rất lớn. Vì thế việc trồng cây, phục hồi, phát triển đai cây chắn sóng bảo vệ đê biển trở thành vấn đề bức thiết.

kỹ thuật trồng rừng
Kỹ thuật trồng rừng chống xói lở bảo vệ đê biển.

Với lợi thế là địa phương có trên 72km bờ biển, có bãi bồi rộng, rừng phòng hộ biển trải dài trên 50 km, Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế ven biển. Ngoài lợi ích về kinh tế, rừng còn đóng quan trọng trong che chắn gió bão, bảo vệ đê biển, ngăn xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và các công trình ven biển, có tác dụng chống xói lở, cố định phù sa, giữ và mở rộng diện tích các bãi bồi ra biển, góp phần hạn chế thiên tai ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi chiến lược giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các hộ dân sống ở khu vực ven biển. Ông Triệu Phi Hạnh ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “ Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều cái lợi cho người dân vùng biển như các loài thủy sản:  Cua, Tôm, cá Kèo về sinh sống nhiều hơn, rừng góp phần chắn sóng, hạn chế sạt lở đê bao cho bà con vùng biển an tâm sản xuất. Từ đó, người dân vận động nhau phải ra sức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng nhiều hơn”.

Sóc Trăng có khoảng 5.578 ha rừng ngập mặn trên tổng số hơn 9.300 ha rừng của tỉnh, thuộc địa bàn huyện Cù Lao Dung, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Theo thời gian, qua quá trình tác động của tự nhiên và khai thác trái phép của con người, các cánh rừng phòng hộ dần bị thu hẹp, thành phần loài và cấu trúc đai rừng ngày càng đơn giản. Một số đai rừng thuần loài, đã qua thời kỳ sinh trưởng sang giai đoạn thoái hóa nên hiệu quả chắn sóng giảm. Ở những bãi bồi mất rừng, tình trạng xói lở do nước, do gió tăng cao, chân đê biển bị đe dọa trực tiếp. Tổng cộng Sóc Trăng có trên 93.700 m đê biển, bên trong đê có hàng ngàn hộ dân sinh sống. Do đó công tác trồng và khôi phục lại rừng bị thoái hóa, rừng bị mất thời gian qua được tỉnh chú trọng đầu tư. Tính riêng năm 2015, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp triển khai trồng mới trên 945,5 ha, trồng khôi phục hơn 850 ha rừng ngập mặn tại cá bãi bồi ven biển. Tuy nhiên do trồng trên cấu trúc đất bãi bồi chưa vững chắc, bộ rễ cây non chưa đủ mạnh để bám chắc vào đất cộng thêm tác động liên tục của sóng biển, nên một phần các cánh rừng mới trồng bị chết cây. Kỹ sư Nguyễn Đức Hoàng – Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết: “Vĩnh Châu là địa bàn trước đây thường bị xói lở có khi vào đến tận chân đê. Nhưng từ khi tỉnh phát động và tăng diện tích rừng phòng hộ đến nay thì đã hạn chế được tình trạng sóng đánh làm xói lở bờ biển và diện tích bãi bồi của biển ở Vĩnh Châu cũng được ra xa hơn”.

Phương án được đưa ra hiện nay là ở các vùng bãi đang bị xói lở phải xây dựng các công trình tạm giảm sóng, nuôi bãi bằng vật liệu địa phương. Sau đó mới lựa chọn giống cây thích hợp với điều kiện cụ thể của bãi vào mùa vụ hợp lý. Theo đó, kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng năm nay sẽ cho xây dựng hàng rào giảm sóng tổng chiều dài trên 4.570 m, tại 2 khu vực bãi bồi từ xã Vĩnh Tân qua xã Vĩnh Phước và bãi bồi thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu. Kỹ sư Nguyễn Đức Hoàng – Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng cho biết thêm: “Kết hợp với dự án chống biến đổi khí hậu, Sóc Trăng đang triển khai dự án trồng rừng chống xói lở. Để các diện tích rừng mới trồng ở những vùng bị xói lở được phát triển tốt, chúng ta phải làm hàng rào bằng những vật liệu tự nhiên như tre để ngăn chặn bớt lượng sóng đánh vào và giữ được bùn giúp cây phát triển tốt. Hàng rào này sẽ góp phần bảo vệ được rừng mới trồng ở giai đoạn từ 1 đến 2 năm đầu”.

hệ thống rừng ngập mặn
Hệ thống rừng ngập mặn ở vùng ven biển Sóc Trăng

Ông Bùi Công Đại – Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, phân tích thêm: “Bãi bồi tuyến biển Vĩnh Hải là bãi mới bồi những năm gần đây nên kết cấu của đất chưa vững, khi gặp sóng gió lớn đánh vào đất rất dễ bị mang đi, cho nên phải tạo một hàng rào giảm sóng và giữ đất bồi bên trong hàng rào, thì trồng cây mới được ổn định”.

Về tiêu chuẩn cây trồng cho rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, cần chọn:

- Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng bãi bồi và dễ tạo thành rừng phòng hộ, các loại cây được chọn nhiều nhất là mắm, đước, bần, dừa nước, ô rô, giá…

- Cây thân gỗ sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh, chịu được có địa hình phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng, gió to, sóng lớn, xói lở…

- Cây đa tác dụng, ngoài khả năng phòng hộ còn có khả năng cung cấp gỗ củi và các sản phẩm khác, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Không sinh ra chất độc làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người./.

Đài PTTH Sóc Trăng, 21/10/2015
Đăng ngày 23/10/2015
Ngọc Khuê

Cứu hộ rùa biển và các loài thú biển bị đánh bắt ngoài ý muốn

Vừa qua, tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế ( IUCN) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (CBES) tổ chức tập huấn hoạt động cứu hộ rùa biển và thú biển bị đánh bắt không chủ đích (bycatch) cho 16 khu bảo tồn biển/vườn quốc gia (KBTB/VQG) và đại diện 28 Chi cục Thủy sản các tỉnh/thành ven biển trên cả nước.

Rùa bị đánh bắt ngoài ý muốn
• 10:58 28/05/2024

Giải pháp kỹ thuật ứng phó trong điều kiện thời tiết bất thường

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật. Kết quả Quan trắc vùng nuôi tiềm ẩn mầm bệnh, kết hợp với các yếu tố bất lợi của môi trường do thời tiết nắng nóng thì khả năng bùng phát dịch bệnh là rất cao.

Ao nuôi tôm có mái che
• 10:26 27/05/2024

Điểm khó của nuôi biển

Nuôi biển hiện nay gặp nhiều rào cản cho sự phát triển, bao gồm các yếu tố nội tại mỗi cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về sự dám làm, dám chinh phục mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đến các rào cản từ thiên nhiên khắc nghiệt, rào cản từ chính sách, pháp luật.

Nuôi biển
• 10:51 24/05/2024

Tín hiệu tích cực từ công tác bảo tồn rùa biển tại làng chài Nhơn Hải

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ các loài thủy sản quí hiếm đặc biệt là rùa biển đã được tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng ngư dân. Nhận thức của cộng đồng ven biển tỉnh Bình Định nói chung trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo tồn rùa biển đã tăng lên rõ rệt.

Rùa biển
• 09:44 23/05/2024

Cứu hộ rùa biển và các loài thú biển bị đánh bắt ngoài ý muốn

Vừa qua, tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế ( IUCN) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (CBES) tổ chức tập huấn hoạt động cứu hộ rùa biển và thú biển bị đánh bắt không chủ đích (bycatch) cho 16 khu bảo tồn biển/vườn quốc gia (KBTB/VQG) và đại diện 28 Chi cục Thủy sản các tỉnh/thành ven biển trên cả nước.

Rùa bị đánh bắt ngoài ý muốn
• 14:01 28/05/2024

Cách sử dụng thuốc tím tắm cho cá trước khi thả

Thuốc tím (KMnO4) là một chất khử trùng phổ biến được sử dụng để tắm cho cá trước khi thả vào bể hoặc hồ mới. Việc này giúp loại bỏ các mầm bệnh trên cá, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cả đàn. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách sử dụng thuốc tím tắm cho cá trước khi thả nhé!.

Cá nuôi
• 14:01 28/05/2024

Giải thích hiện tượng: Tại sao tôm lại bị cong khi nấu chín?

Tôm là một loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng trong bữa ăn của nhiều gia đình. Việc nấu tôm đúng cách không chỉ giữ được hương vị thơm ngon mà còn giúp tôm giữ được hình dáng hấp dẫn.

Tôm nấu chín
• 14:01 28/05/2024

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 14:01 28/05/2024

Vai trò của công nghệ lạnh đông thủy sản trong xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào GDP và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Cá đông lạnh
• 14:01 28/05/2024
Some text some message..